Tổng hợp cách nhận biết và hình ảnh soi da bị nhiễm corticoid

Tình trạng da bị nhiễm corticoid là một dạng tổn thương da tương đối phổ biến mà nhiều người gặp phải. Đây là một loại bệnh da liễu khi da bị nhiễm độc corticoid tích tụ trong thời gian dài. Vậy nguyên nhân khiến da bị nhiễm corticoid là gì, điều trị thế nào và cách phòng tránh ra sao? Amia sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Da bị nhiễm corticoid là như thế nào?

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng một lần nghe qua về thuật ngữ da bị corticoid, nhiễm độc, tổn thương bởi chất corticoid. Vậy chính xác thì đây là bệnh lý gì và có dấu hiệu nhận biết ra sao?

Da bị nhiễm corticoid là gì?

Corticoid hay corticosteroid là một chất thuộc nhóm kháng viêm có steroid với công dụng chủ yếu là kháng viêm và chống dị ứng. Thông thường, corticoid được sử dụng dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc dạng thuốc uống, thuốc tiêm. Da bị nhiễm corticoid là tình trạng làn da bị tổn thương, viêm nhiễm, mài mòn do sử dụng corticoid trên da trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng da bị nhiễm corticoid

Corticoid gây hại nghiêm trọng cho làn da theo các cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu chung khi làn da bị nhiễm corticoid:

  • Da khô bong tróc, sần nhẹ, nóng và ngứa;
  • Da nổi bong bóng nước ở những da bị nhiễm corticoid nặng, nếu bị vỡ ra sẽ gây đau nhức, mưng mủ và lây lan sang các vùng da xung quanh.
  • Da tiết dầu nhiều hơn gây bít tắc lỗ chân lông, gây nổi mụn;
  • Nếu bị nhiễm corticoid nặng sẽ có cảm giác da bỏng rát, đau nhức, mụn nước xuất hiện dày đặc thậm chí có dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử da;

Hình ảnh soi da bị nhiễm corticoid qua từng cấp độ

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại cũng như dấu hiệu da bị nhiễm corticoid, sau đây là các hình ảnh soi da bị nhiễm corticoid qua từng cấp độ. Hiện nay, có 5 cấp độ khi da bị nhiễm corticoid từ kem trộn như sau:

Cấp độ 1

Cấp độ 1 là cấp độ nhiễm nhẹ nhất. Qua hình ảnh bạn có thể thấy làn da sần sùi và bong tróc nhẹ. Đồng thời nổi mẩn đỏ, gây ngứa nhẹ. Các dấu hiệu này thường xảy ra sau khi ngừng sử dụng kem trộn một vài ngày.

Cấp độ 2

Ở cấp độ 2 khi nhiễm corticoid làn da bắt đầu sạm, các vết đỏ và mẩn ngứa xuất hiện nhiều hơn. Lúc này, các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện gây ngứa, mưng mủ và có thể lây lan sang các vùng da xung quanh nếu bị vỡ ra. Ngoài ra, theo hình ảnh soi da bị nhiễm corticoid cấp độ 2 có thể thấy vân da khá mỏng và yếu.

Cấp độ 3

Da bị nhiễm corticoid cấp độ 3 thường xảy ra do sử dụng corticoid liên tục trên 6 tháng. Lúc này, bề mặt da phù nề do trữ nhiều nước, các mao mạch dưới da giãn nở ra do lượng lớn oxit nitric được giải phóng. Đồng thời da có cảm giác nóng ran, đỏ ửng, chỉ cần một vết xước nhỏ cũng làm da chảy máu.

Cấp độ 4

Khi da bị nhiễm corticoid cấp độ 4 sẽ có hiện tượng tiết nhờn nhiều hơn do rối loạn nội tiết, kích thích tuyến nhờn hoạt động, tiết dầu nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, gây nổi mụn ồ ạt, sưng to và lan rộng ra toàn khuôn mặt. Điều này gây ra do ngừng sử dụng corticoid đột ngột. Bên cạnh đó, dưới hình ảnh soi da bị nhiễm corticoid cấp độ 4 có thể thấy vân da không còn nhìn rõ.

Cấp độ 5

Cấp độ 5 là cấp độ nhiễm corticoid nặng nhất. Ở cấp độ này làn da trở nên nhăn nheo, bong tróc bởi collagen không được tổng hợp tại lớp hạ bì từ đó làm giảm lượng axit hyaluronic gây khô da, bong tróc, thâm chí là teo lại. Bên cạnh đó, corticoid còn làm tăng sinh keratin tại lớp biểu bì làm tình trạng bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, nhiễm corticoid ở cấp độ 5 sẽ bị bào mòn, ửng đỏ, vân da bị mất hoàn toàn. Đồng thời mụn nổi ngày càng nhiều, có dịch vàng và lây lan sang các vùng da bên cạnh. Đặc biệt, khi tiếp xúc với nắng hoặc nơi có nhiệt sẽ làm da nóng rát và đỏ ửng hơn.

Nguyên nhân khiến cho da bị nhiễm corticoid

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị nhiễm độc corticoid, trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp đó là:

  • Dùng thuốc chứa corticoid: uống các loại thuốc có chứa thành phần corticoid trong thời gian dài, uống quá liều thuốc.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, lupus ban đỏ, bệnh vảy nến,…có chứa corticoid, gây nhiễm corticoid trên da.
  • Sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid: sử dụng các loại kem trộn, kem làm trắng da hay kem trị mụn không rõ nguồn gốc với nồng độ corticoid cao, dùng trong thời gian dài sẽ khiến da bị nhiễm corticoid nghiêm trọng.

Da bị nhiễm corticoid gây ra tác hại gì?

Da bị nhiễm độc corticoid không chỉ là tình trạng tổn dương trên da mà còn có thể dẫn tới nhiều tác hại tới sức khỏe, sắc đẹp.

Da bị bào mòn

Nhiều loại kem làm trắng cấp tốc thường chứa nồng độ cao corticoid trong thành phần. Các loại kem này có thể cho hiệu quả trắng da bật tông chỉ sau những lần đầu sử dụng nhưng cũng đồng nghĩa với việc đang bào mỏng làn da, khiến cho da bị yếu hơn, giảm sắc tố. Lúc này da sẽ dễ dàng bị sạm đen, mất khả năng đề kháng với các tác nhân từ bên ngoài.

Gây viêm da

Dùng corticoid lâu ngày dễ khiến cho da bị khô, bong tróc do viêm nhiễm nặng. Ở mức độ nghiêm trọng, làn da có thể vừa mỏng, các mao mạch nổi rõ, ửng đỏ, vừa có mủ viêm và mụn nước trên da.

Bào mòn giác mạc

Ở mức độ bị nhiễm corticoid nghiêm trọng, chất corticoid có thể ngấm qua da, đi vào mạch máu, di chuyển tới các vùng mắt. Theo thời gian, corticoid sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thị lực, giác mạc hay nhiều bệnh khác liên quan tới mắt.

Gây nghiện corticoid trên da

Người dùng sử dụng corticoid làm đẹp sẽ thấy da được cải thiện nhanh chóng nhưng lại sớm bị xấu trở lại khi ngưng dùng. Điều này dẫn tới tâm lý phụ thuộc corticoid và gây chứng “nghiện corticoid” trên da, làn da dễ nổi mụn, sạm, xấu hơn khi ngưng dùng thuốc.

Cách điều trị khi ra bị nhiễm độc corticoid

Da mặt khi bị nhiễm độc corticoid cần được xử lý kịp thời để tránh tình trạng nặng thêm và gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Xử lý da bị nhiễm corticoid nhẹ

Nếu da bị nhiễm corticoid ở mức độ nhẹ hoặc mới nhiễm thì bạn có thể tự xử lý, điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như sau.

  • Lập tức ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm, thuốc bôi có chứa chất corticoid.
  • Khử trùng cho vùng da bị nhiễm corticoid bằng nước muối sinh lý thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
  • Có thể ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da, đặc biệt là khi da đã xuất hiện mụn ti li hay bong tróc.
  • Nên chăm sóc da bằng các loại mặt nạ có thành phần tự nhiên, lành tính dư dưa leo, cà chua, sữa chua, lòng trắng trứng để giúp da hồi phục an toàn.
  • Uống nhiều nước để tăng đào thải độc tố, đồng thời tăng cường dinh dưỡng với nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu để tăng đề kháng cho da.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ nếp, rau muống, tôm, cua,…

Xử lý khi da bị nhiễm corticoid nặng

Mỗi tình trạng da sẽ phù hợp với phương pháp khắc phục khác nhau. Do đó, bạn có thể dựa vào những cách xử lý dưới đây để áp dụng cho tình trạng của mình, cụ thể như sau:

  • Da bị nổi nhiều mụn mủ, nhăn nheo, khô rát cần có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Nếu điều trị bệnh bằng các loại thuốc chứa corticoid, khi phát hiện da bị nhiễm độc corticoid ở mức độ nặng nên giảm bớt liều lượng corticoid sử dụng.
  • Nên giảm một cách từ từ để cho da kịp thích ứng, tránh ngưng corticoid đột ngột gây phản ứng trên da.
  • Khi dấu hiệu nhiễm corticoid đã giảm xuống mức độ nhẹ thì có thể ngưng corticoid hoàn toàn, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về các liệu trình phục hồi.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau củ để thanh lọc và giải độc cho da.

Phòng tránh nhiễm corticoid cho da

Một số mẹo đơn giản sau đây có thể giúp chúng ta phòng ngừa đáng kể các nguy cơ da bị nhiễm corticoid.

  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan với các thành phần chứa corticoid như kem tẩy trắng da, kem trị mụn, kem trộn trắng da,…
  • Không dùng mỹ phẩm chứa các chất như corticoid, menthol, camphor, sodium lauryl sulfate vì có thể khiến da khô, đau rát cho tính tẩy rửa và bào mòn mạnh.

  • Ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da và tóc có thành phần an toàn, lành tính, phù hợp với tình trạng làn da của mình.
  • Hạn chế trang điểm, tẩy trang thật kỹ sau khi trang điểm và tuyệt đối không để lớp trang điểm trên da mặt qua đêm.
  • Chống nắng cho da thật tốt mỗi ngày, kể cả khi không ra ngoài bằng các sản phẩm kem chống nắng thích hợp.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ít suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng hay stress để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe làn da.
  • Có thể rửa mặt với nước muối sinh lý khoảng 2 lần mỗi tuần để làm sạch da, khử trùng và ngăn các dấu hiệu viêm nhiễm.

Nhiễm corticoid là tình trạng phổ biến, dễ gặp phải nếu người dùng thiếu các kiến thức chăm sóc da cần thiết. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã hiểu được da bị nhiễm corticoid là gì và cách xử lý đúng khi da nhiễm corticoid. Với những tình trạng da nhiễm độc nghiêm trọng, hãy xử lý cùng chuyên gia da liễu để sớm đưa ra được giải pháp phục hồi da kịp thời.

Amia Beauty Center chúc bạn thành công !

Bạn còn băn khoăn, click ngay để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 1900.8001 Facebook Facebook Zalo Zalo Chỉ đường Chỉ đường Chỉ đường Đặt lịch Chỉ đường Messenger