Thông thường, tóc bắt đầu chuyển sang màu bạc thường xuất hiện khi bạn bắt đầu bước vào độ tuổi 40 trở đi. Thế nhưng, tình trạng tóc bạc sớm vẫn có thể xuất hiện với một số trường hợp trẻ tuổi. Vấn đề này xảy ra có thể là do quá trình sản xuất các hắc sắc tố melanin bị rối loạn ở bên trong nang tóc. Hãy cùng Amia tìm hiểu nhé !
Khi nào thì tóc bắt đầu bạc?
Tóc bạc khi cơ thể chúng ta ngừng sản sinh một chất tạo ra màu đen gọi là hắc tố (melanin). Cả mái tóc của chúng ta bao gồm nhiều sợi tóc, mỗi sợi tóc mọc ra từ một nang tóc có chứa các tế bào sắc tố tạo ra lớp bọc ngoài của tóc nên làm cho tóc có màu và sáng bóng. Có hai loại sắc tố, đó là eumelanin có màu nâu đậm hay đen và pheomelanin có màu vàng hung đỏ.
Khi tuổi tác lớn dần, số lượng sắc tố trong các vỏ bọc ngoài của tóc giảm đi. Như vậy, tóc bị bạc chỉ đơn giản là tóc đã bị giảm sắc tố mà thôi. Khi thấy tóc bạc trắng, tức là trong lớp bọc ngoài của tóc không còn chút sắc tố nào. Sự suy giảm sắc tố cũng làm cho tóc bớt bóng mượt, trở nên khô ráp hơn.
Tóc bạc như thế nào?
Trong quá trình bạc tóc, các nang tóc tạo ra các sợi tóc bạc một cách ngẫu nhiên. Nói chung, các sợi tóc bạc đầu tiên thường xuất hiện ở vùng thái dương và đỉnh đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao tóc bạc thường xuất hiện sớm nhất ở các khu vực này.
Thực tế, cứ mỗi ngày qua đi, bao giờ cũng có một số sợi tóc bị rụng và được thay thế bằng sợi tóc mới. Và trong bất cứ khoảng thời gian nào cũng vậy, có khoảng 85 – 90% số lượng tóc của cả mái tóc ở trong tình trạng hoạt động, trong khi phần còn lại trong tình trạng không hoạt động.
Bình thường, mỗi sợi tóc phát triển và tồn tại trong khoảng 2 – 4 năm. Tiếp đó sợi tóc sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi khoảng từ 2 – 4 tháng để rồi cuối cùng nó sẽ rụng đi và được thay thế bằng sợi tóc mới. Mỗi ngày trung bình chúng ta rụng khoảng từ 50 – 100 sợi tóc.
Có thể dễ dàng nhận thấy lớp tóc bên trong thường bạc nhiều và sớm hơn, trong khi lớp tóc bên ngoài vẫn còn đen. Khi tóc rụng nhiều trong một thời gian ngắn do hậu quả của tình trạng quá căng thẳng, ốm nặng, sau khi mổ… chúng ta sẽ thấy sợi tóc đen bên ngoài rụng đi nhiều làm lộ lớp tóc bạc ở bên trong, khiến cho ta có cảm giác như là tóc bạc đi chỉ sau một đêm.
Trong giai đoạn đầu của quá trình bạc tóc, các tế bào sắc tố vẫn còn nhưng chúng ít hoặc không hoạt động. Dần dần, số lượng các sắc tố này bắt đầu giảm đi.
Quá trình bạc tóc tự nhiên này có thể bắt đầu ngay từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, ở phần lớn mọi người, nó thực sự biểu hiện rõ ràng khi chúng ta bước vào lứa tuổi 30 ở nam giới, còn phụ nữ ở khoảng tuổi 35. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, thời điểm khi nào tóc bắt đầu bạc rất khác nhau giữa người này với người khác, sắc tộc này với sắc tộc khác. Một yếu tố khác là tính di truyền. Ở một số gia đình, nhiều người bắt đầu có tóc bạc ngay ở tuổi 20.
Các nhà nghiên cứu về da, tóc cũng như di truyền cho rằng tuổi tác không phải là yếu tố chính xác nhất để biết được khi nào tóc bắt đầu bạc.
Nguyên nhân khiến tóc bạc
Các công trình nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều nguyên nhân góp phần làm cho tóc bạc nhanh:
- Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá thường dễ bị bạc tóc sớm gấp 4 lần so với người không hút thuốc.
- Có thể do mắc một số bệnh như bệnh thiếu máu ác tính (thường do thiếu vitamin B12, làm giảm việc sản sinh các sắc tố) hay hội chứng Werner (một bệnh bao gồm các triệu chứng lão hóa sớm vào độ tuổi 30).
- Do sử dụng một số loại thuốc, ví dụ, thuốc gây ra rụng tóc cũng làm cho mái tóc nhìn có vẻ nhạt màu đi như thuốc lithium thường dùng điều trị rối loạn hưng – trầm cảm, thuốc methotrexate thường dùng điều trị ung thư và viêm khớp dạng thấp.
- Có một hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được, đó là một số bệnh nhân bị rụng tóc bạc sau khi dùng hóa liệu pháp điều trị ung thư, nhưng sau khi tóc mọc trở lại thì lại có màu đen. Các nhà khoa học hi vọng hiện tượng này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn để điều chế ra thuốc chống bạc tóc.
- Ít sắc tố melanin trong keratin: keratin được sản xuất ra bởi các tế bào Keratinocyte. Khi những tế bào Keratinocyte bị chết đi, các hắc tố melanin sẽ được giữ lại và tạo nên màu tóc của bạn. Khi cơ thể không sản sinh ra đủ lượng melanin, tóc sẽ dần trở nên bạc màu. Lượng melanin càng ít thì tóc bạc càng nhiều. Nếu một người có mái tóc bạc chuyển hoàn toàn sang màu trắng thì tức là trong keratin không có một chút melanin nào. Lúc này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đã dừng sản xuất ra melanin.
- Căng thẳng: các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Sở dĩ, khi chúng ta căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng ra chất noradrenaline. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm di chuyển các tế bào sản xuất melanin ra khỏi nang lông, khiến cho tóc bị bạc màu.
- Di truyền: yếu tố di truyền cũng được xem là một trong những nhân tố chính dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Nếu bạn có bố mẹ hoặc ông bà bị tóc bạc sớm thì nguy cơ cao bạn cũng có thể mắc phải chứng bệnh này.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: một mái tóc khỏe mạnh sẽ được quyết định ít nhiều bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Việc ăn uống không đủ chất sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược, đồng thời không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi tóc, từ đó khiến tóc dễ bị gãy rụng và bạc màu. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu hụt các loại vitamin, chẳng hạn như vitamin B, E, và D, cùng các loại khoáng chất khác như kẽm hoặc đồng cũng góp phần dẫn đến chứng tóc bạc sớm.
Tóc bắt đầu bạc khi nào?
Nhìn chung, tóc của chúng ta sẽ bắt đầu có dấu hiệu bạc màu khi việc sản xuất ra hắc sắc tố melanin bị ngưng trệ hoặc bị rối loạn. Mỗi một sợi tóc sẽ chứa nhiều tế bào sắc tố, giúp tạo ra lớp vỏ bọc bên ngoài sáng bóng cho tóc. Màu tóc của chúng ta sẽ được quyết định bởi 2 loại sắc tố melanin chính, bao gồm eumelanin (cho màu đen hoặc nâu đậm) và pheomelanin (cho màu sáng hơn như màu đỏ hung hoặc vàng).
Khi tuổi tác ngày càng cao, số lượng của các sắc tố này sẽ bắt đầu giảm dần đi. Sự suy giảm này cũng khiến cho tóc trở nên khô ráp và ít bóng mượt hơn trước. Khi tóc chuyển từ màu bạc sang màu trắng, nghĩa là không còn chút sắc tố melanin nào trong nang tóc nữa.
Bên cạnh đó, các sợi tóc bạc thường xuất hiện khá ngẫu nhiên, trong đó những sợi bạc đầu tiên có xu hướng mọc trên khu vực đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Mỗi một ngày trôi qua, tóc sẽ bị rụng bớt khoảng 50-100 sợi và được thay thế bằng những sợi mới mọc lên. Thông thường, một sợi tóc có thể tồn tại từ 2-4 tháng, sau đó bước vào trạng thái nghỉ ngơi trong vòng 2-4 tháng tiếp theo và cuối cùng rụng đi để nhường chỗ cho những sợi tóc mới.
Tóc có xu hướng bạc nhiều ở lớp tóc bên trong trước, trong khi đó lớp tóc bên ngoài vẫn giữ được màu tóc vốn có của mình. Nếu tóc bị rụng nhiều trong một thời gian ngắn có thể liên quan đến các tình trạng như bệnh tật, căng thẳng hoặc sau khi điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị.
Khi quá trình tóc bạc mới trong giai đoạn đầu, các sắc tố melanin vẫn còn nhưng đã bị giảm bớt số lượng hoặc hoạt động kém hơn trước. Theo thời gian, những sắc tố này bắt đầu giảm mạnh, thậm chí ngừng hoạt động hoàn toàn. Một số người ở độ tuổi thanh thiếu niên đã bị tóc bạc sớm. Điều này có thể là do yếu tố di truyền hoặc mắc phải một số vấn đề sức khỏe nhất định.
Có cách điều trị tóc bạc không?
Có nhiều phương pháp, từ Đông y đến Tây y để chữa hiện tượng tóc bạc sớm. Thế nhưng, tất cả những phương pháp đó đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và sử dụng đúng.
Tính đến nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị triệt để tình trạng tóc bạc sớm nhưng bạn vẫn có thể khắc phục tạm thời chứng bệnh này bằng cách áp dụng những phương pháp sau:
- Đảm bảo bổ sung các dưỡng chất đầy đủ hàng ngày. Đặc biệt bạn nên chú trọng những nhóm vitamin A, B (B5, B12), vitamin C, E, riboflavin hoặc axit folic có trong các loại rau lá xanh đậm, hoa quả tươi như quả lê, mâm xôi và quả anh đào để giúp mái tóc trở nên chắc khỏe hơn;
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày, giữ tinh thần tích cực, thoải mái, lạc quan và hạn chế lo âu, stress;
- Hạn chế tác động hóa chất lên tóc như uốn, nhuộm, tẩy tóc hoặc dùng những sản phẩm khiến mái tóc bị hư hỏng nặng;
- Nói không với thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích;
- Nếu bạn có sở thích nhuộm tóc thì nên dùng những loại thuốc đảm bảo chất lượng, ít thành phần độc hại, không gây dị ứng và làm tổn thương cho tóc và da đầu;
- Khi có tóc bạc không nên nhổ tóc thường xuyên vì điều này dễ làm tổn hại đến các nang tóc trên da đầu;
- Bạn có thể cân nhắc sử dụng những loại thảo dược hỗ trợ làm mềm và đen tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn. Nên dùng các sản phẩm có chứa vừng đen, hạt đỗ đen, hà thủ ô hoặc cỏ lúa mạch,… đều là những chiết xuất từ thiên nhiên rất có lợi cho mái tóc.
Song, quan trọng nhất là chúng ta phải ăn uống, sinh hoạt điều độ, như vậy không chỉ trả lại ‘tuổi xuân’ mà còn góp phần hiệu quả hơn trong công việc hàng ngày. Và cho tới nay, cách nhanh nhất làm cho tóc đen trở lại là… nhuộm tóc mà thôi!
Trên đây là những chia sẻ của Amia về tình trạng tóc bạc sớm. Nhìn chung đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm mà chỉ là vấn đề gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sự tự tin của bạn. Để cải thiện tình trạng này trước tiên bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và sau đó là các sản phẩm chăm sóc tóc an toàn và lành tính.
Amia Beauty Center chúc bạn thành công !