Phun xăm môi bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Phun xăm môi được xem là kỹ thuật an toàn hiện nay, có thể tạo hình đôi môi căng mịn, tươi sáng và gợi cảm. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, sau khi xăm môi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn. Vậy nguyên nhân phun xăm môi bị nhiễm trùng là như thế nào? Biểu hiện và cách giải quyết ra sao? Hãy cùng AMIA Beauty Center tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. 

Tại sao môi bị nhiễm trùng sau khi phun xăm?

Phun xăm môi là phương pháp lấy màu lên môi bằng việc bơm mực xăm vào vùng thượng bì thông qua một đầu kim siêu nhỏ. Phương pháp này có thể khắc phục tất cả các nhược điểm về môi mỏng, môi cong, màu môi không đều hay những vết thâm sẹo ở môi, đồng thời tái tạo đôi môi dày đầy quyến rũ. 

Phun xăm môi bị nhiễm trùng
Phun xăm tại cơ sở không uy tín dễ gây ra tình trạng môi bị hỏng, nhiễm trùng.

Theo các chuyên gia làm đẹp, xăm môi được thực hiện nhẹ nhàng ở vùng thượng bì cơ thể và không xâm lấn gây tổn thương mạch máu hay dây thần kinh môi nên khá an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều trường hợp xăm môi bị nhiễm trùng. Điều này xảy ra vì những lý do như sau: 

  •  Kỹ thuật viên thực hiện không đúng chuyên môn khiến cho đầu kim bay rất xa. 
  •  Thiết bị không được sử dụng hoặc dùng cho nhiều mục đích, quy trình phun môi không đạt yêu cầu của Bộ Y tế. 
  •  Kỹ thuật thực hiện lạc hậu, đầu kim có đường kính lớn và nhỏ, máy phun màu không đảm bảo. 
  •  Mực phun pha với màu không đạt tiêu chuẩn và không có nguồn gốc xuất xứ. 
  •  Chế độ chăm sóc, sinh hoạt, ăn uống của khách hàng sau khi xăm môi không phù hợp. 

Biểu hiện của nhiễm trùng sau xăm môi 

Thông thường, quá trình phục hồi của môi sau khi xăm diễn ra như sau: 

  •  Từ 1 đến 2 ngày, môi sẽ có cảm giác bị tê và sưng. Về bản chất, xăm môi là một quá trình gây tổn thương trên bề mặt da nên hiện tượng sưng đau hoàn toàn bình thường, vì vậy bạn không phải quá lo ngại. 
  •  Từ 3 đến 5 ngày sau, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh collagen để tái tạo các tế bào mới thay thế phần da bị tổn thương. Kết quả là xuất hiện lớp mực trên môi sẽ làm da hơi ngứa ngáy. 
  •  Từ 7 đến 10 ngày sau, với các khách hàng có cơ địa bình thường, lớp vảy sẽ bong ra toàn bộ, tuy nhiên màu mực thì vẫn khá đậm nét. Bạn sẽ sở hữu đôi môi căng mọng và gợi cảm chỉ 1 tháng sau đó. 
phun xăm môi bị nhiễm trùng
           Môi nhiễm trùng thường bị phồng rộp, sưng mủ sau khi phun xăm.

 Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng sưng tấy trong nhiều ngày liên tục, đi cùng với các mụn mủ hoặc phồng rộp nhỏ tại viền môi rồi nhanh chóng lan dần sang cả môi thì đó là triệu chứng của xăm môi bị nhiễm khuẩn. 

 Tình trạng trên nếu kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ diễn tiến trở thành mụn nước hoặc viêm loét, làm môi bị tổn thương nặng nề, tạo cảm giác đau đớn và khó chịu khi giao tiếp. 

Cách xử lí phun xăm môi bị nhiễm trùng

Khi có những triệu chứng đầu tiên của xăm môi là nhiễm trùng, bạn tuyệt đối không nên hoảng loạn.Hãy bình tĩnh, vì nếu lựa chọn phương án điều trị phù hợp bạn sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng trên. 

Chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau nhức phần môi bị nhiễm trùng 

 Bạn có thể chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau sau khi tiêm môi. Trước tiên, hãy cho đá vào túi chườm lạnh. Sau đó chạm tay nhẹ nhàng xung quanh môi như động tác thoa phấn khi make up. Áp dụng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ đem tới kết quả cao nhất.

Phun xăm môi bị nhiễm trùng
Bạn cũng cần tránh nước đá chạm mạnh trực tiếp vào môi, bởi vì điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm của môi. 

 Lưu ý, tuyệt đối không nên đặt túi chườm đá yên một chỗ mà phải thay đổi thường xuyên nhằm phòng tránh sốc nhiệt. 

Các chị em cũng nên thoa kem dưỡng da đã được bác sĩ cho phép thường xuyên bằng việc sử dụng bông gòn. Ngoài ra, Vaseline cũng là một trong những sản phẩm mà bạn có thể cân nhắc sử dụng.

Sát khuẩn với nước muối sinh lý 

Có nồng độ muối thấp (NaCl 0.9%) , nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi vết thương, đào thải bụi bẩn và sát khuẩn cực mạnh mà không làm bạn khó chịu hay đau rát bằng những sản phẩm khác. 

phun xăm môi bị nhiễm trùng
Nước muối sinh lý có giá thành rẻ nhưng có công dụng vô cùng hiệu quả.

 Bạn chỉ cần lấy băng gạc thấm một lượng vừa đủ nước muối sinh lý, và thấm đều, chà xát lên vết thương ở miệng. Thực hiện thêm khoảng 3 hoặc 4 lần mỗi ngày trong liên tục 1 tuần sẽ có tác dụng. 

Bôi Acyclovir giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn nước 

 Đá lạnh và nước muối sinh lý chỉ có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ. Đối với trường hợp đã xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ thì cần dùng thuốc Acyclovir mới có kết quả cao nhất. 

Phun xăm môi bị nhiễm trùng
Thuốc bôi Acyclovir la sản phẩm phổ biến được bác sĩ chỉ định dùng để bôi sau khi phun xăm môi.

 Acyclovir có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng và lan truyền của virut. Nhờ vậy, giúp vết loét cũ mau lành lại, giữ cho những vết loét mới không lan rộng hơn và có thể giảm sưng, giảm ngứa ngáy. 

 Trên đây là những triệu chứng, dấu hiệu và cách xử trí khi đôi môi bị nhiễm khuẩn. Nếu thực hiện những biện pháp trên trong khoảng liên tục 1 tuần mà tình trạng này không cải thiện bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn nữa. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 1900.8001 Facebook Facebook Zalo Zalo Chỉ đường Chỉ đường Chỉ đường Đặt lịch Chỉ đường Messenger