Phun môi bị mưng mủ – Nguyên nhân và cách khắc phục

Phun môi là kỹ thuật sử dụng kim tiêm để bơm màu mực qua lớp thượng bì giúp bạn có được đôi môi tươi tắn bền lâu mà không phải trang điểm. Nhiều khách hàng khi xảy ra hiện tượng phun môi bị mưng mủ đã vô cùng lo lắng. 

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên? Cách  xử lý nếu môi mưng mủ sau khi phun?

Tất cả thắc mắc sẽ được Amia Beauty Center giải đáp trong bài viết dưới đây ạ! 

Hiện tượng môi bị mủ và sưng sau khi phun

Hiện tượng môi bị mủ và sưng sau khi phun
Hiện tượng môi bị mủ và sưng sau khi phun

Phun môi được coi là phương áp làm đẹp an toàn số một. Đặc biệt là thời kỳ hiện nay khi sự hiện đại của máy móc và kỹ thuật phun đã tối ưu toàn bộ khuyết điểm. 

Tuy nhiên, trên thực tế, phun  môi là phương pháp can thiệp sâu vào bề mặt da nên sẽ có một số phản ứng nhất định được thể hiện rõ. Vậy sự thật đằng sau những hình ảnh đó là như thế nào? 

Môi bị sưng sau khi phun là hiện tượng bình thường

Chúng ta biết rằng, khi phun  môi, người thợ sử dụng một đầu kim nhọn tác động trực tiếp lên môi. Kèm theo đó là sử dụng một lượng màu nhất định để tác động đến lớp biểu bì của da. Điều này giúp cho lớp màu có thể bám trực tiếp lên da. Sự tác động đột ngột này vô tình khiến da bị tổn thương phải phản ứng lại bằng việc sưng phồng. 

Môi bị sưng sau khi phun là hiện tượng bình thường
Môi bị sưng sau khi phun là hiện tượng bình thường

Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Môi sẽ sưng ngay từ lúc bắt đầu tiến hành phun và sẽ sưng to dần trong 1 hoặc 2 ngày sau. Tuy nhiên, chị em đừng quá hoang mang. Vết sưng đã giảm dần và môi sẽ hoạt động bình thường trở lại trong quá trình tiếp tục lên màu. 

Việc mà những người phun môi nên làm lúc này là chăm sóc đôi môi thật kỹ lưỡng. Tuân thủ theo lời khuyên của chuyên gia. Kiêng cữ đúng cách giúp ngăn ngừa nhiễm trùng môi. Bởi lúc môi sưng là thời điểm dễ bị nhiễm trùng nhất. Kết quả phun môi có được như ý hay không cũng là do bước này quyết định. 

Môi bị mủ sau khi phun báo hiệu quá trình phun môi bị hỏng

Trong trường hợp môi không trở về trạng thái bình thường sau 1 – 2 ngày sưng phồng, chứng tỏ quy trình bơm môi đã bị thất bại. Lúc này, trạng thái của môi đã chuyển sang giai đoạn nhiễm khuẩn. Tuỳ theo cơ địa mà mức độ từ nặng đến nhẹ. Thông thường, hiện tượng môi bị mưng mủ là triệu chứng điển hình nhất. 

Lúc này, đôi môi xuất hiện những mụn nước nhỏ có chứa mủ bên trong. Qua một thời gian ngắn, dịch mủ vàng bắt đầu thoát ra ngoài. Người phun môi sẽ cảm nhận được những cơn đau nhẹ. Hơn thế, cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt khiến họ vô cùng phiền phức. 

Môi bị mủ sau khi phun báo hiệu quá trình phun môi bị hỏng
Môi bị mủ sau khi phun báo hiệu quá trình phun môi bị hỏng

Một sự thật đáng tiếc là nếu xảy ra tình trạng này, môi phun của bạn đã bị hỏng. Môi sẽ không lên màu. Thậm chí, nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn sẽ phải can thiệp bằng kháng sinh để cải thiện tình trạng da. Khi quá trình chữa trị không được thực hiện đúng cách thì hậu quả về mặt thẩm mỹ sau này là khó tránh khỏi. 

Môi hỏng có nguyên nhân từ trung tâm thực hiện

Trường hợp phun  môi bị lỗi, kết quả là môi không lên màu và nặng hơn là bị nhiễm trùng do nhiều yếu tố tạo nên. Trước hết, có thể kể đến nguyên nhân bắt nguồn từ người thực hiện. Khi cơ sở thẩm mỹ dùng mực phun kém chất lượng. Màu mực “dỏm”, mực “giả” cũng sẽ khiến cho việc phun môi bị tổn thương, nhiễm trùng. 

Môi hỏng có nguyên nhân từ trung tâm thực hiện
Môi hỏng có nguyên nhân từ trung tâm thực hiện

Tiếp đến, khi kỹ thuật của thợ phun không đúng, đi đường kim quá mạnh hay quá sâu cũng sẽ gây nên hiện tượng tương tự. Bởi lẽ bình thường, khi phun môi thì đường kim đi khá nhẹ nhàng. Hơn nữa, kim chỉ tiếp xúc lớp biểu bì da nên không hề gây đau đớn hay khó chịu. 

Ngoài ra, trong khi phun, người thợ không đảm bảo các điều kiện vệ sinh vô trùng. Họ không vệ sinh tiệt trùng kim phun. Điều này dẫn đến nguy cơ gây nhiễm trùng rất cao. 

Môi hỏng do cá nhân người thực hiện không biết cách chăm sóc

Nguyên nhân xảy ra tình trạng đôi môi bị mưng mủ bắt nguồn ngay từ người đến phun môi. Đôi khi họ quá chủ quan trong việc tắm rửa hay kiêng cữ thức ăn. Từ đó dẫn đến cơ thể phản ứng ngược lại, làm vết thương trên môi bị viêm nhiễm. 

Đặc biệt có một số ít trường hợp là do dị ứng. Cơ thể của người mẫn cảm và dị ứng với màu mực, làm cho kết quả phun không như ý muốn. Nặng hơn nữa là dẫn đến trường hợp dị ứng vĩnh viễn. 

Môi hỏng do cá nhân người thực hiện không biết cách chăm sóc
Môi hỏng do cá nhân người thực hiện không biết cách chăm sóc

Nguyên nhân khiến phun môi bị mưng mủ

Có 4 nguyên nhân  gây ra tình trạng phun môi bị mưng mủ:

Phun môi bị mưng mủ do sử dụng những kỹ thuật lạc hậu

Phun môi bị mưng mủ là hậu quả khó tránh khi mà một số trung tâm phun môi vẫn sử dụng công nghệ cũ kỹ, với những đầu kim đến bất tiện. Các chuyên gia phun môi phải đối mặt với rất nhiều kỹ thuật trong quá trình thực hiện, đặc biệt là khi tiếp xúc với những vùng môi nhạy cảm.

Việc sử dụng công nghệ kém chất lượng không chỉ tạo nên quá trình phun môi khó khăn mà còn gây ra nhiều tác hại không mong muốn, đặc biệt là phun môi bị mưng mủ.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe và thẩm mỹ cho khách hàng, các trung tâm phun môi trường nên cập nhật công nghệ mới nhất và sử dụng những kim tiên tiến hơn để tăng tính chính xác và độ an toàn cho quá trình phun môi trường .

Tác động của kim lên da môi rất lớn đã làm cho lớp biểu bì môi bị rách khá rộng và sâu. Từ đó tạo ra các vết thương hở bị viêm nhiễm, sưng, nổi mụn nước và đau rát. 

Phun môi bị mưng mủ do sử dụng những  kỹ thuật lạc hậu
Phun môi bị mưng mủ do sử dụng những  kỹ thuật lạc hậu

Dùng mực phun rẻ tiền, kém chất lượng để phun môi

Nhằm tiết kiệm chi phí đầu ra, các trung tâm kém uy tín đã sử dụng mực phun giá rẻ, không rõ xuất xứ để phun môi. Điều này vừa làm cho màu môi lên không chuẩn, đồng thời ảnh hưởng đến độ ổn định của môi sau khi phun. 

Những loại mực phun lẫn các hoá chất sẽ làm cho môi đổi màu và nhiễm khuẩn. Từ đây gây ra hiện tượng phun môi bị mưng mủ. 

Dùng mực phun rẻ tiền, kém chất lượng để phun môi 
Dùng mực phun rẻ tiền, kém chất lượng để phun môi

Không khử  trùng thiết bị trước khi phun môi

Sẽ rất nguy hiểm khi bạn phun môi ở những nơi sử dụng chung thiết bị hoặc không sát trùng thiết bị. Quy trình phun môi không hợp chuẩn hoặc không bảo đảm vệ sinh sẽ là điều kiện để vi khuẩn thâm nhập theo đường kim tiêm làm nhiễm trùng môi và mưng mủ. 

Không khử  trùng thiết bị trước khi phun môi 
Không khử  trùng thiết bị trước khi phun môi

Không thực hiện theo chế độ kiêng khem cũng khiến phun môi bị mưng mủ

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì đây cũng là yếu tố trực tiếp dẫn đến hiện tượng: môi thâm, nhiễm trùng, mưng mủ, nổi mụn nước. 

Chẳng hạn như ăn đồ nếp hay các thực phẩm tạo sẹo như thịt bò, gia cầm, hải sản sau khi phun môi. Hoặc khách hàng không vệ sinh môi thường xuyên, hay dùng nước bẩn, thức khuya, uống rượu bia. .. sẽ làm suy giảm chất lượng màu môi. Thậm chí làm cho môi bị nhiễm trùng gây đau rát lâu dài. 

Không thực hiện theo chế độ kiêng khem cũng khiến phun môi bị mưng mủ 
Không thực hiện theo chế độ kiêng khem cũng khiến phun môi bị mưng mủ

Việc phun môi bị mưng mủ có nguy hiểm?

Phun môi không hề gây bất kỳ ảnh hưởng nào về sức khoẻ hay tính mạng. Tuy nhiên, biến chứng của phun môi thì sẽ để lại nhiều ảnh hưởng không tốt về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt, việc phun môi có mủ chỉ thực sự gây nên nguy hiểm khi người sử dụng không xử lí kịp thời và không biết cách chăm sóc môi. 

Những biến chứng của việc phun môi hỏng sẽ là: để lại sẹo vĩnh viễn; Viêm da vùng môi; Môi thâm và không thể dùng mỹ phẩm;i… Do đó, nhằm hạn chế các biến chứng này bạn nên có một kiến thức đúng trong việc chăm sóc môi sau khi đi phun. 

Việc phun môi bị mưng mủ có nguy hiểm?
Việc phun môi bị mưng mủ có nguy hiểm?

Làm thế nào khi bị mưng mủ do phun môi?

Sau đây là một số cách xử lý khi xảy ra hiện tượng phun môi bị mưng mủ:

Khi phun môi sẽ có hiện tượng sưng hoặc nhiễm trùng nhẹ

Nếu thấy môi bị sưng tấy hoặc có biểu hiện viêm nhiễm, bạn nên dùng nước muối sinh lý (có bán tại các Hiệu thuốc tây) để rửa môi mỗi ngày. Tiếp đến dùng kem bôi để làm giảm sưng. 

Nếu sau 2 ngày mà không khỏi, bạn hãy chủ động đến địa chỉ phun môi để được khám và tư vấn ngay. 

Khi phun môi sẽ có hiện tượng sưng hoặc nhiễm trùng nhẹ
Khi phun môi sẽ có hiện tượng sưng hoặc nhiễm trùng nhẹ

Khi phun môi sẽ có hiện tượng mưng mủ và nổi mụn nước, sưng rộp

Trước hết, bạn cũng vệ sinh mặt bằng nước muối sinh lý sạch sẽ hàng ngày. Bôi Acyclovir theo hướng dẫn từ chuyên viên phun môi. Đồng thời đến cơ sở phun môi để được tư vấn giải pháp hoặc tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám trực tiếp. 

Khi phun môi sẽ có hiện tượng mưng mủ và nổi mụn nước, sưng rộp
Khi phun môi sẽ có hiện tượng mưng mủ và nổi mụn nước, sưng rộp

Khi môi thâm, không lên màu

Trường hợp môi thâm không lên màu là tương đối nhiều. Do vậy bạn hãy bình tĩnh, sử dụng kem kích màu và cung cấp cho cơ thể các khoáng chất, vitamin trong 1-2 tuần đầu. Nếu quá 2 tháng mà không thay đổi thì bạn nên đi làm lại màu môi nha! 

Khi môi thâm, không lên màu
Khi môi thâm, không lên màu

Một số loại kháng sinh giúp giải quyết tình trạng mưng mủ hoặc chảy nước khi phun môi

Phun môi bị mưng mủ là triệu chứng cho biết môi đã bị nhiễm khuẩn. Ngay khi đó bạn nên sử dụng các thuốc chống viêm đơn giản và thông thường theo chỉ định bác sĩ như: acyclovir, alphachoay hay cephalexin. Đây là các loại thuốc điều trị rất hiệu quả lại có bán rộng rãi nên bạn cứ yên tâm dùng mà không sợ phản ứng phụ. 

Còn trong trường hợp môi bị chảy dịch bạn làm theo chỉ dẫn của bác sỹ về việc điều trị. Sau 5-7 ngày thì môi bạn sẽ bắt đầu đóng vảy. Lúc này môi sẽ có cảm giác hơi ngứa ngáy và thiếu tự nhiên. Nhưng bạn đừng tự ý bóc vảy, cứ để nó khô tự nhiên, không bị tổn thương về sau. 

Một số loại kháng sinh giúp giải quyết tình trạng mưng mủ hoặc chảy nước khi phun môi
Một số loại kháng sinh giúp giải quyết tình trạng mưng mủ hoặc chảy nước khi phun môi

Một số lưu ý sau khi bơm môi:

  • Kiêng cữ những món dễ gây phù nề, sưng hay mưng mủ như: đồ nướng, thịt gà, lòng đỏ trứng, đồ chua, đặc biệt là đồ cay nóng. 
  • Tránh dùng những món khiến cho môi lên màu không đồng đều hoặc đồ có chất kích thích như bia, rượu và thuốc lá. 
  • Không để môi tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời. 
  • Không tác động mạnh vào vùng môi vì sẽ gây tổn thương nghiêm trọng, không đặt tay lên môi khi chưa vệ sinh kĩ. 
Một số lưu ý sau khi bơm môi: 
Một số lưu ý sau khi bơm môi

Bí quyết để không gặp phải tình trạng môi có mủ sau khi phun

Để tránh trường hợp phun môi có mủ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, Amia Beauty Center bật bí cho bạn một số mẹo nhỏ về vấn đề này. Chắc chắn rằng, đôi môi của bạn sẽ có màu sắc tự nhiên và rất bắt mắt sau khi áp dụng kỹ thuật phun. 

Bí quyết để không gặp phải tình trạng môi có mủ sau khi phun 
Bí quyết để không gặp phải tình trạng môi có mủ sau khi phun
  • Lựa chọn cơ sở phun môi uy tín, nhân viên có tay nghề cao; 
  • Tìm hiểu kỹ nguồn gốc của màu mực để chắc chắn rằng bạn không dị ứng với chúng; 
  • Kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ của dụng cụ, trang thiết bị và màu mực trước khi phun; 
  • Thực hiện theo lời hướng dẫn của chuyên viên sau khi quá trình phun được hoàn tất; 
  • Giữ gìn sức khoẻ thật tốt, không lạm dụng mỹ phẩm hay những hoá chất độc hại. Tuyệt đối không để chất có hại dính vào môi trong khi phun; 
  • Khi có dấu hiệu chảy mủ hoặc môi không còn sưng, báo ngay với cơ sở y tế để được theo dõi điều trị. Ngoài ra, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị ngay nếu có xảy ra tai biến. 

Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 1900.8001 Facebook Facebook Zalo Zalo Chỉ đường Chỉ đường Chỉ đường Đặt lịch Chỉ đường Messenger