[Tư vấn] Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Mụn Cóc

Điều trị mụn cóc

Mụn cóc là các nốt thịt lành tính, nhưng có thể lây lan và gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, mụn cóc thường mọc tại các vùng dễ thấy như ngón tay, hoặc bàn tay. Nếu mụn cóc không được điều trị đúng cách sẽ lây lan và tạo cảm giác ghê sợ cho người đối diện. Nhưng bạn đừng lo lắng, trong bài viết này Amia Beauty Center sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là bệnh nhiễm trùng trên da do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra. Có hơn 100 loại HPV gây ra nhiều loại mụn cóc khác nhau, bao gồm mụn cóc thông thường, mụn cóc, mụn cóc phẳng và mụn cóc sinh dục.

Các loại mụn cóc thường gặp:

Sự xuất hiện của mụn cơm tùy thuộc vào loại của nó. Có một số loại mụn cóc khác nhau:

Mụn cóc thông thường (verruca vulgaris).

Đây là những vùng da nhỏ nhô lên, thường có hình tròn, bề mặt da sần sùi thường trông giống như đầu của một bông súp lơ. Những mụn cóc này thường xuất hiện trên bàn tay, khuỷu tay và đầu gối.

Mụn cóc phẳng hoặc mụn cóc phẳng.

Đây là những mụn cóc phẳng, thường có màu vàng và xuất hiện trên bàn tay và mặt. Mụn cóc loại này thường xuất hiện ở trẻ em và thường có thể lây lan và tạo thành từng cụm.

Mụn cóc Plantar.

Đây là những mụn cóc xuất hiện trên bàn chân, thường là ở lòng bàn chân, gót chân hoặc ngón chân. Sức nặng của cơ thể khiến mụn cơm bị đẩy vào da nên mụn cơm thường sẽ không nổi lên như các loại mụn khác và thậm chí có thể gây khó chịu khi đi lại. 

Mụn cóc dạng sợi.

Đây là những mụn cóc dài, mỏng, thường xuất hiện trên mí mắt, nách hoặc cổ.

Mụn cóc dạng khảm.

Đây là loại mụn cóc mọc thành từng cụm và xuất hiện phổ biến nhất trên bàn tay và bàn chân.

Mụn cóc dưới lưỡi hoặc quanh miệng.

Đây là những mụn cóc hình thành dưới hoặc xung quanh lớp biểu bì.

Mụn cóc niêm mạc.

Những mụn này có thể xuất hiện trên môi, bên trong má và mũi, đường thở và ở vùng sinh dục.

Mụn cóc rất phổ biến, đặc biệt là ở thời độ tuổi vị thành niên. Một số ước tính cho thấy có tới 1/5 trẻ em bị mụn cóc, trong đó trẻ em từ 12 đến 16 tuổi thường bị nhất. Mụn cóc là các nốt thịt nhỏ có màu trắng, hồng hoặc nâu và cứng khi chạm vào. 

Vị trí mọc mụn cóc.

  • Bàn tay: Đây là mụn cóc thông thường vì chúng phổ biến nhất.
  • Mặt: Mụn cóc loại này thường mọc ở mặt, mắt và trán.
  • Bàn chân: Mụn cóc bàn chân xuất hiện ở lòng bàn chân. Những mụn cóc này trông giống như vết chai với các chấm đen nhỏ ở trung tâm. Chúng thường gây đau đớn và hình thành từng cụm.
  • Bộ phận sinh dục: Mụn cóc hình thành trên dương vật , âm đạo hoặc trực tràng được gọi là mụn cóc sinh dục . Những mụn cóc này là một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. 
  • Xung quanh và dưới da: Những mụn cóc này hình thành dưới hoặc xung quanh móng tay và móng chân.

Các đặc điểm của mụn cơm tùy thuộc vào loại, nhưng có thể bao gồm:

  • Có thể xuất hiện một vết sưng nhỏ, nhô cao trên da.
  • Kích thước trung bình có thể từ một đến 10 mm.
  • Mụn cóc có thể có bề mặt nhám hoặc nhẵn.
  • Mụn cóc có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm nhỏ và lan rộng.
  • Một số trường hợp đặc biệt mụn cóc có thể ngứa cho bạn.
  • Mặt, bàn chân, đầu gối và bàn tay thường bị ảnh hưởng nhất
Điều trị mụn cóc
Đặc điểm của mụn cóc

Những dấu hiệu sau đây của cơ thể sẽ cảnh báo bạn nên đi gặp bác sĩ để điều trị mụn cơm

  • Nốt mụn mọc ngày càng lớn và gây đau nhức.
  • Điều trị mụn cóc nhưng không khỏi mà còn lan rộng và tái phát.
  • Đối với người trưởng thành, mụn cóc xuất hiện báo hiệu hệ miễn dịch đang dần suy yếu.
  • Nếu bạn không biết mình có đang bị mọc mụn cóc hay không thì có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

2. Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Một số chủng virus thuộc nhóm HPV là một trong những nguyên nhân gây ra mụn cóc. Có hơn 150 chủng virus HPV có loại sẽ lây qua đường tình dục. Nhưng virus gây ra mụn cóc thường lây qua da, hoặc các đồ vật sử dụng chung như khăn…Nếu bạn có vết thương hoặc vết xước trên tay virus sẽ dễ dàng thâm nhập vào và gây ra mụn cóc. Cắn móng tay và cạo râu cũng là 1 số nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm mụn cóc.

Mụn cóc sẽ được hình thành trong khoảng từ 2 đến 6 tháng. Nếu bạn có hệ miễn dịch tốt có thể sẽ không bị mụn cóc, vì không phải ai cũng mọc mụn cóc. Nhóm người có nguy cơ mắc mụn cóc cao bao gồm: Trẻ em và người có hệ miễn dịch kém.

3. Mụn cóc có nguy hiểm không

Thông thường mụn cóc là những khối u nhỏ, lành tính không gây nguy hiểm. Nhưng nếu mụn cóc bị biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như:

  • Bệnh ung thư:  Ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng (hầu họng) bắt nguồn từ virus HPV, vì thế khi virus HPV ngày càng phát triển có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  •  Biến dạng: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể phát triển các cụm mụn cóc gây mất thẩm mỹ trên bàn tay, mặt và cơ thể.
  • Nhiễm trùng: Các vết thương, vết xước trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu bạn cố lấy mụn cóc.
  • Đau: Hầu hết các mụn cóc không đau. Nhưng mụn cóc có thể mọc vào trong bàn chân và gây đau đớn khi đi lại. Bạn sẽ cảm thấy cộm dưới da.
Điều trị mụn cóc
Biến chứng của mụn cóc

4. Cách điều trị mụn cóc

Nếu mụn cóc không được điều trị đúng cách nó có thể lây lan và trở nên nghiêm trọng khó điều trị hơn và gây cộm, mất thẩm mỹ. Tuy mụn cóc là những khối u nhỏ lành tính nhưng vẫn cần điều trị kịp thời.

4.1. Cách điều trị mụn cơm tại nhà

Cách điều trị mụn cóc tại nhà sẽ giúp bạn loại bỏ mụn cóc nhưng bạn cần phải kiên nhẫn thực hiện các phương pháp này thường xuyên. Nếu bạn muốn triệt tiêu mụn cóc một cách nhanh nhất, bạn có thể đến bệnh viện để bắn laser mụn cóc.

4.1.1. Điều trị mụn cóc bằng tỏi

Tỏi có tính kháng khuẩn cao do trong tỏi có chứa allicin chống lại virus HPV rất hiệu quả. Để điều trị mụn cóc bằng tỏi bạn hãy thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đập dập tỏi để lấy nước
  • Bước 2: Thoa nước tỏi lên mụn cóc và giữ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ
  • Bước 3: Dùng nước ấm để rửa sạch lại
Điều trị mụn cóc
Điều trị mụn cóc bằng tỏi

4.1.2. Điều trị mụn cóc bằng chuối

Lutein, kali là những chất có trong chuối, nó có tác dụng ngăn cản và loại bỏ hoàn toàn mụn cóc trên da. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả khác nhau vì thế bạn không nên quá phụ thuộc.

  • Bước 1: Chuẩn bị: Nước ấm, chuối, muối
  • Bước 2: Hòa tan muối vào nước ấm
  • Bước 2: Ngâm mụn cóc trong nước khoảng 20 phút, khi nào nước nguội thì châm thêm nước ấm
  • Bước 3: Dùng bàn chải hoặc đá mài ma xát nhẹ mụn cóc để mụn cóc mềm mại hơn và loại bỏ được lớp da chết
  • Bước 4: Đắp vỏ chuối lên mụn cóc, cố định bằng băng gạt rồi để qua đêm. Bạn nên sử dụng các vỏ chuối đã chuyển sang màu thâm đen
  • Bước 5: Tháo gạc và rửa lại bằng nước sạch
Điều trị mụn cóc
Điều trị mụn cóc bằng chuối

4.1.3. Điều trị mụn cơm bằng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa các thành phần là Limonene và Perilla Aldehyde có tác dụng ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa loại bỏ virus HPV. Tuy nhiên, tác dụng của cách điều trị này còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như thời gian bạn thực hiện, vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào phương pháp này mà hãy đến bác sĩ nếu thấy mụn cóc không thuyên giảm.

  • Bước 1: Đem 200gr lá tía tô đi rửa sạch, xoay nhuyễn lấy nước cốt. Chia nước cốt thành 2 phần 1 phần để uống và 1 phần để thoa lên mụn cóc.
  • Bước 2: Bôi nước và phần bã lá tía tô lên mụn cóc, sau đó quấn lại bằng băng gạc để đến sáng hôm sau.
  • Bước 3: Tháo băng gạc rồi rửa lại bằng nước sạch
Điều trị mụn cóc
Điều trị mụn cơm bằng lá tía tô

4.1.4. Điều trị mụn cóc bằng giấm táo

Trong giấm táo có chứa các dưỡng chất như: acid acetic, protein, acid amin, K, P, Ca, Mg…đây là những chất có tác dụng chống lại virus HPV vô cùng hiệu quả.

Cách điều trị mụn cóc bằng giấm táo được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh vùng da bị nổi mụn cóc bằng cách dùng xà phòng rửa nhẹ nhàng, loại bỏ lớp da chết trên bề mặt mụn cóc, sau đó ngâm nước ấm để làm mềm da. Bạn cần chuẩn bị:
  • Giấm táo
  • Xà phòng
  • Nước ấm
  • Bàn chải
  • Khăn mềm
  • Tăm bông
  • Gạc y tế
  • Bước 2: Dùng tâm bông thấm giấm táo rồi chấm trực tiếp vào nốt mụn cóc sau đó cố định qua đêm.
  • Bước 3: Tháo băng gạc và rửa lại bằng nước sạch.

Nếu bạn đang bị mọc mụn cóc ở bàn chân, ngón chân nghiêm trọng thì có thể áp dụng cách sau:

  • Bước 1: Đổ giấm táo vào chậu, sau đó ngâm chân bị mụn cóc trực tiếp với giấm táo
  • Bước 2: Ngâm khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch và lau khô
Điều trị mụn cóc
Điều trị mụn cóc tại nhà bằng giấm táo

4.1.5. Sử dụng axit salicylic

Axit salicylic được bán rộng rãi tại các nhà thuốc mà không cần phải kê toa dưới dạng miếng dán, thuốc mỡ. Bạn nên sử dụng axit salicylic 17%. Nếu da bạn thuộc loại da kích ứng hoặc bạn đang mang thai thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

4.1.6. Dán bằng keo chuyên dụng

Sử dụng băng keo chuyên dụng để dán mụn cóc trong 6 ngày, sau đó ngâm mụn cóc trong nước và để mụn cóc thông thoáng 12 giờ cũng là một trong những cách để điều trị mụn cóc tại nhà.

4.2. Điều trị mụn cóc tại phòng khám da liễu

Phương pháp phổ biến nhất để điều trị mụn cóc tại phòng khám da liễu  đó là đốt mụn cóc bằng tia laser CO2.

Ưu điểm của phương pháp này là

  • Chỉ cần thực hiện 1 lần
  • Hạn chế gây tổn thương da
  • Bạn hoàn toàn có thể làm việc ngay sau khi đốt mụn cóc

Quy trình đốt mụn cóc tại phòng khám da liễu được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán tình trạng mụn cóc và tư vấn cách điều trị
  • Bước 2: Làm sạch, vệ sinh vùng da có mụn cóc cần điều trị
  • Bước 3: Gây tê
  • Bước 4: Đốt mụn cóc bằng tia laser CO2
  • Bước 5: Sát khuẩn và bôi kháng sinh.
Điều trị mụn cóc
Điều trị mụn cóc bằng laser

Đốt mụn cóc bằng tia laser sẽ không gây đau đớn hay để lại sẹo nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

5. Cách ngăn ngừa mụn cóc

Bạn không thể hoàn toàn ngăn ngừa mụn cóc nhưng có thể phòng ngừa virus HPV bằng cách

  • Tránh cạo mụn cóc.
  • Không nên cắn móng tay hoặc lớp biểu bì, da tay.
  • Cất kỹ khăn tắm, khăn mặt, quần áo, đồ cắt móng tay, dao cạo râu hoặc các vật dụng cá nhân khác…không chia sẻ các loại đồ dùng này với bất cứ ai.
  • Không chạm vào mụn của người khác.
  • Để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục bạn nên tiêm vắc-xin HPV và sử dụng biện pháp an toàn.
  • Luôn giữ bàn chân của bạn khô ráo, tránh ẩm ướt để ngăn ngừa sự lây lan của mụn cóc.
  • Không gãi, cắt hoặc lấy mụn cóc tránh gây ra các vết thương tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan.
  • Mang dép xỏ ngón hoặc giày khi sử dụng phòng thay đồ công cộng, khu vực hồ bơi hoặc vòi hoa sen.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn cóc và cách điều trị mụn cóc mà Amia Beauty Center muốn chia sẻ đến cho bạn. Tuy mụn cóc không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng cần phải được điều trị nhanh chóng và kịp thời.

Nếu bạn có thắc mắc thêm về nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc hãy liên hệ với Amia Beauty Center, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp vấn đề của bạn giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 1900.8001 Facebook Facebook Zalo Zalo Chỉ đường Chỉ đường Chỉ đường Đặt lịch Chỉ đường Messenger