Mang thai là thời điểm rất nhạy cảm với những vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là làm đẹp. Tuy nhiên, nhiều chị em chủ quan nghĩ rằng xăm lông mày xâm lấn ít sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy quan niệm này có chính xác hay không? Liệu có bầu phun lông mày được không? Hãy cùng bài viết này của Amia Beauty Center để biết rõ hơn nhé.
Kỹ thuật xăm lông mày
Xăm lông mày là kỹ thuật sử dụng bút tiêm có gắn đầu kim kích thước siêu nhỏ nhằm bơm mực xăm vào vùng thượng bì của da theo khung đã định sẵn, từ đó tạo đôi chân mày với hình thù và màu sắc như ý.
Phương pháp này có thể khắc phục tất cả các nhược điểm về lông mày mỏng, dày thiếu sức sống, chân mày ngắn, không đồng đều, bên cao bên thấp; giúp bạn sở hữu đôi mày sắc nét và đẹp như thật. Bạn có thể tự tin ra đường mà không cần phải mất nhiều giờ để trang điểm.
Người với các phương pháp truyền thống thì xăm mày có những ưu điểm nổi trội như không can thiệp sâu vào cấu trúc da nên bảo đảm an toàn; trước khi thực hiện được ủ gây tê nên giảm sưng đau; màu mực lên đồng đều và bền theo thời gian, có thể kéo dài đến 3 – 5 năm tuỳ cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi cá nhân.
Có bầu phun mày được không?
Có bầu là thời điểm bạn phải kiêng khá nhiều điều nhằm bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và em bé. Nhiều tất cả những tác động vật lý, tinh thần, hoá học, cơ học đều phải cân nhắc kỹ, đơn cử như thẩm mỹ, làm đẹp.
Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng thẩm mỹ phun xăm là bơm kim vào một bộ phận da rất nhẹ và không gây đau đớn vì thế sẽ không tác động xấu cho bé. Liệu có bầu xăm lông mày hay không? Câu trả lời chính xác nhất từ bác sĩ là có bầu không được phun, xăm lông mày.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc xăm lông mày được đánh giá là một trong những hình thức thẩm mỹ an toàn nhất hiện nay, tuy nhiên cũng ẩn chứa một số nguy cơ. Vì thế, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé, bạn không nên xăm lông mày khi mang thai.
Để giảm đau đớn trong quá trình xăm, kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc tê hay ủ tê, tuỳ theo cơ sở thẩm mỹ. Theo lý thuyết, phương pháp gây tê màng ngoài cứng này chỉ ngăn dẫn truyền thần kinh ở mẹ chứ không hại gì đến bé.
Tuy nhiên, chúng lại gây ra các tác dụng phụ như đau, tê kéo dài ngứa ngáy, khó thở và buồn nôn, từ đó ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Xăm lông mày được thực hiện bằng phương pháp sử dụng mũi kim đựng mực xăm đâm xuyên qua da nhằm tạo màu lông mày đều đặn, sắc nét. Quá trình này sẽ gây cảm giác sợ hãi, lo lắng cho mẹ và bé.
Mặt khác, sau khi xăm lông mày, bạn cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm trong khoảng thời gian 1 tháng. Với những người có cơ địa sẹo thâm thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, khoảng 2 – 3 tháng. Trong khi đó, đạm là dưỡng chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng sức khoẻ của bé trong suốt thai kỳ. Kiêng đạm còn có thể gây mất sữa ở mẹ sau sinh nở.
Sau đây là một số tác hại khôn lường nếu bạn vô tình phun mày khi mang thai:
Dị ứng
Khi mang thai thì hoocmon và nội tiết thay đổi nhiều vì vậy cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm với những hoá chất đưa vào cơ thể.
Khi bạn phun lông mày thì mực phun được thiết kế không gây kích ứng và an toàn tuy nhiên khi mang thai lại có khả năng sẽ bị dị ứng với một số thành phần hoá học trong mực.
Do đó, khi mang thai thì việc phun mày không được khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
Thành phần thuốc tê gây hại
Trước khi xăm hay phun lông mày thì những chuyên viên, thợ xăm sẽ tiến hành ủ gây tê cho bạn nhằm tránh cảm giác đau đớn khi phun.
Thành phần trong thuốc này chống chỉ định dùng với phụ nữ mang thai bởi sẽ gây tác động bất lợi cho thai nhi. Nghiêm trọng hơn nữa có thể khiến thai nhi khuyết tật, sảy thai, nguy hiểm cho mẹ bầu. .
Ảnh hưởng tâm sinh lý
Thông thường khi mang thai tâm sinh lý người mẹ trở nên bất ổn, do đó việc căng thẳng, lo âu trước khi lâm bồn sẽ có tác động rất tiêu cực lên sức khoẻ. Khi tâm lý mẹ lo lắng, bất an sẽ khiến thai bị động và kích thích thần kinh gây hại cho bé.
Kiêng cữ
Sau khi sinh mày phải thực hiện chế độ kiêng khem nghiêm ngặt trong việc ăn uống. Mặc khác khi mang thai người mẹ cần phải cung cấp thật tốt và đủ các dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.
Vì vậy việc kiêng khem sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ sinh ra yếu ớt, não phát triển kém hoặc bị còi cọc, . .
Biến chứng
Với các nguy hiểm khôn lường như trên thì kỹ thuật thực hiện phun xăm cũng ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Nếu thợ xăm không có tay nghề, xâm lấn quá mức làm tổn thương các dây thần kinh sẽ gây vô sinh, sảy thai hay nghiêm trọng hơn nữa là bại não.
Không những thế, việc thực hiện sai kỹ thuật cũng sẽ gây viêm nhiễm, hoại tử da rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.
Sau sinh bao lâu thì phun mày được?
Da thời kỳ mang thai, bạn kiêng không được phun mày vậy sau khi sinh con việc phun mày có ảnh hưởng gì không?
Thực chất sau khi sinh con, bạn chỉ cần kiêng để bảo đảm về nguồn sữa cho trẻ vì vậy việc phun mày tuyệt đối không gây hại đến sức khoẻ mẹ và bé.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tuyến sữa tập trung ở vùng vú mẹ vì vậy việc phun mày có ảnh hưởng và xâm lấn ở lớp thượng bì của chân mày. Do đó, phun mày sẽ không làm ảnh hưởng hay gây độc đến mẹ hoặc sữa của mẹ.
Tuy nhiên, sau khi sinh nở mẹ sẽ bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng vì thế việc kiêng khem sau khi phun mày cũng không được khuyến khích.
Tốt nhất là bạn nên dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi sau khi mang thai đến khi sức khoẻ ổn định và bình thường trở lại rồi mới tiến hành phun mày. Làm như vậy sẽ đảm bảo sức khoẻ cho bạn và tránh tác động không tốt đến tâm lý sau sinh đấy.
Bạn nên kiêng cữ và nghỉ ngơi thật nhiều trong 1.5 tháng sau khi mang thai. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất nhiều hơn giúp cân bằng nội tiết và hệ tuần hoàn máu thì mới bơm môi sẽ có hiệu quả thẩm mỹ cao hơn, an toàn hơn.
Cách make up lông mày cho bà bầu khỏe đẹp tự nhiên
Ở phần trên, bạn đã biết các bà bầu có nên xăm lông mày không? Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trang điểm lông mày giúp bạn khoẻ đẹp, mà lại không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bước 1: Tạo khuôn chân mày
Trước tiên, bạn cần xác định 3 điểm đầu chân mày, giữa chân mày và đuôi chân mày để tạo khuôn đẹp.
Đầu chân mày là điểm giao nhau của đường thẳng dọc theo cánh mũi và đuôi mắt với chân mày. Đuôi chân mày là điểm của đường thẳng ngang theo cánh mũi và đuôi mắt với chân mày. Đỉnh chân mày được xác định bằng cách dùng 1 ⁄ 3 chiều dài của đuôi chân mày và đầu chân mày.
Bước 2: Kẻ màu
Dùng bút kẻ lông mày chấm vào khuôn đã có sẵn. Những chỗ thừa hay thiếu lông mày bạn cần tô đậm hơn nữa.
Bạn lưu ý kẻ phần đầu nhạt hơn phần đuôi, sự đổi màu theo kiểu ombré này sẽ giúp đôi chân mày nhìn sáng và tự nhiên hơn đấy.
Sau cùng, loại bỏ các đường nét kẻ bị thừa, bạn dặm thêm chút phấn nền hay kem che khuyết điểm để làm sáng đôi lông mày.