Cằm lẹm

Cằm lẹm có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên chiếm đa số là do bẩm sinh. Điều dễ thấy nhất là nó sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung của tổng thể gương mặt, bên cạnh đó còn khiến nhiều người hoài nghi về ý nghĩa của hiện tượng này trong phong thủy tướng số. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây và tham khảo những cách khắc phục được chia sẻ bởi Amia Beauty Center.

Cằm lẹm là như thế nào?

Cằm lẹm (tiếng anh là receding chin) là hiện tượng cằm có xu hướng phát triển quá mức hướng về phía cổ của chúng ta. Tình trạng đó thường khiến người gặp phải có cảm giác mặt bị ngắn hơn, ảnh hưởng khá lớn tới tính thẩm mỹ.

Một chiếc cằm chuẩn sẽ đạt được tỷ lệ cho khuôn mặt cân xứng khi có đỉnh cằm, môi và đỉnh mũi tạo thành một đường thẳng. Nhưng cằm lẹm thì khó có thể đạt được ‘tỷ lệ vàng’ này bởi cấu trúc xương hàm ngắn.

Nguyên nhân gây ra cằm lẹm là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng lẹm cằm. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất đã được thống kê.

– Yếu tố bẩm sinh: Những sự đột biến bất thường trong cấu trúc gen, tổn thương trong quá trình mang thai có thể khiến phần xương hàm của thai nhi biến dạng, từ đó đứa trẻ ngay khi sinh ra đã bị lẹm cằm. Một số trường hợp có thể là do mắc hội chứng Micrognathia.

– Hàm dưới bị chấn thương: Trong trường hợp bạn bị chấn thương hàm dưới khi lao động, tập thể dục thể thao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương. Từ đó khiến cho vùng cằm bị lẹm vào trong, mất đi sự cân đối ban đầu.

– Ung thư răng miệng: Răng miệng bị tổn thương, cấu trúc mô tế bào bị hủy hoại khiến hình thái của cằm bị biến dạng và thiếu hụt dần, từ đó tác động đến sự phát triển của cằm.

Dấu hiệu nhận biết cằm bị lẹm

Tình trạng lẹm cằm có những biểu hiện tương đối rõ ràng nên không quá khó để nhận biết, đặc biệt khi quan sát theo góc nghiêng.

Khi nhìn nghiêng, bạn sẽ thấy cằm của người bị lẹm cong vào phía trong hơn mức bình thường. Điều đó khiến độ dài của cằm trông ngắn hơn, tạo cảm giác có 2 cằm dù không béo và răng có vẻ bị hô ra ngoài.

Do vậy hiện tượng lẹm cằm sẽ ảnh hưởng chủ yếu tới tính thẩm mỹ. Những người có cằm bị lẹm trông khuôn mặt sẽ tròn hơn, mũi trông nhỏ hơn, môi tều, răng có thể bị hô hơn nếu sự sai lệch xương hàm trên và dưới quá lớn.

Không những vậy, có nhiều báo cáo cho thấy người bị lẹm cằm sẽ dễ bị đau hoặc rối loạn khớp thái dương hàm hơn so với bình thường.

Trong tướng số cằm lẹm là người như thế nào? Tốt hay Xấu?

Theo tử vi, chiếc cằm là vị trí có nhiều ý nghĩa về tướng số, chỉ cần nhìn vào hình dáng có thể đoán được tính cách, sự nghiệp và đường tình duyên. Vậy đối với người cằm bị lẹm vận mệnh như thế nào?

Với đàn ông

Đàn ông cằm lẹm thường là những người giỏi giang, có tài. Tuy nhiên, những người này thường khá nhút nhát, thiếu tự tin, dễ bị nhụt chí nên trên con đường công danh, sự nghiệp không mấy thuận lợi. Dù có tài nhưng khó thăng tiến trong công việc.

Trong con đường tình duyên, người đàn ông cằm bị lẹm có phần yếu đuối, lụy tình. Khi yêu họ thường thiên về cảm xúc, về con tim hơn là nghe theo lý trí. Vì vậy, họ rất dễ bị lụy trong tình yêu, thường phải trải qua nhiều mối tình mới gặp được người bạn đời của mình.

Với phụ nữ

Đối với phụ nữ có cằm lẹm thì cuộc sống không mấy thuận lợi. Bởi theo nhân tướng học, đây là dáng cằm có thể mang đến nhiều điềm xấu.

Thường là người không kiên nhẫn, thiếu trách nhiệm trong mọi vấn đề, nhất là trong công việc. Vì vậy, họ thường không chiếm được thiện cảm của cấp trên, cơ hội thăng tiến trong công việc dường như rất hiếm hoi.

Trong đời sống hôn nhân, người phụ nữ có đặc điểm trên thường bị đánh giá là đa đoan, thiếu chung thủy và tình cảm có phần hời hợt.

Họ có thể yêu nhiều người nhưng không sâu đậm, không xác định gắn bó lâu dài. Đa phần các mối tình của họ đều diễn ra một cách chóng vánh rồi đứt đoạn.

Trong việc nuôi dạy con cái, họ cũng khá vất vả và phải lo lắng nhiều về vấn đề tiền bạc. Cuộc sống không mấy vui vẻ, thuận lợi.

Nhìn chung, trong nhân tướng học, cả đàn ông và phụ nữ đều có nhiều điểm không may mắn. Nó làm ảnh hưởng tiêu cực đến con đường tình duyên, công danh và tài lộc của họ.

Chính vì vậy, họ thường có xu hướng lựa chọn các phương pháp thẩm mỹ hiện đại với mong muốn thay đổi tướng số và đổi vận, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cằm lẹm phải làm sao để chữa?

Để khắc phục và sửa chữa hiện tượng cằm lẹm, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng tới các kỹ thuật độn cằm hoặc tiêm filler làm đầy.

Phẫu thuật độn cằm lẹm

Là phương pháp sử dụng một số loại sụn tự thân, sụn nhân tạo sinh học để bồi đắp vào phần cằm bị lẹm. Từ đó làm cằm trở nên đầy đặn hơn và đưa về hình thái tiêu chuẩn.

Phẫu thuật độn cằm đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề, chuyên môn vững vàng. Đồng thời cơ sở thẩm mỹ cũng phải đảm bảo được đầy đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, thiết bị y khoa mới có thể đem lại ca phẫu thuật thành công cho khách hàng.

Tiêm filler sửa cằm lẹm

Filler là một hoạt chất được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ, với tác dụng làm đầy các vị trí bị thiếu hụt mô tế bào. Sau khi tiêm filler cằm dưới sẽ đạt được độ dài như mong muốn với độ nhô phù hợp, cân đối với cằm trên, môi và mũi. Nhờ vậy gương mặt sẽ trở nên hài hòa, cân đối hơn rất nhiều.

Một số ưu điểm khi dùng filler sửa cằm lẹm bao gồm:

– Không cần xâm lấn khi thực hiện.

– Mang lại kết quả nhanh, thông thường, thủ thuật này chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút.

– Khắc phục được tối đa hiện tượng cằm ngắn và lẹm.

– Quá trình thực hiện khá nhẹ nhàng, hầu như không gây đau đớn, mau chóng hồi phục sức khỏe.

– Filler là chất liệu khá an toàn, đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định và cho phép lưu hành nên ít khi gây kích ứng cho cơ thể.

Tuy nhiên, phương pháp tiêm filler vẫn tồn tại một vài nhược điểm như sau:

– Hiệu quả của phương pháp chỉ kéo dài tối đa 2 năm.

– Chỉ phù hợp với những trường hợp ở mức độ nhẹ. Với các mức độ nghiêm trọng nên sử dụng phương pháp phẫu thuật độn cằm để đạt được hiệu quả lâu dài.

Có nên phẫu thuật độn cằm lẹm không? Giá bao nhiêu tiền?

Do quy trình phẫu thuật cằm lẹm cần phải xâm lấn nhiều, nên nhiều khách hàng băn khoăn không biết có nên độn cằm với sụn không?

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thẩm mỹ, các phương pháp phẫu thuật độn cằm cực kỳ an toàn, không gây ảnh hưởng hay tác hại sau này.

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật bằng sụn thường cho kết quả sử dụng được lâu dài hơn. Trung bình thường trên 10 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

So với phương pháp tiêm filler, chỉ sau khoảng 1 – 2 năm thì chất độn sẽ bị tan biến và lại phải thực hiện độn cằm lại từ đầu. Như vậy sẽ thêm một lần trải qua thực hiện thẩm mỹ nữa.

Không những vậy, mức giá cho 1 lần phẫu thuật độn cằm bằng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân chỉ dao động từ 15.000.000 – 45.000.000 VNĐ.

Niềng răng có chữa được lẹm cằm không?

Niềng răng chữa cằm lẹm thường chỉ phù hợp với các trường hợp ở mức độ nhẹ. Khi đó bác sĩ sẽ dùng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, minivis để điều chỉnh lại hàm trên hoặc hàm dưới cân đối hơn.

Còn trong hầu hết các trường hợp khác, niềng răng không thể chữa được lẹm cằm. Lúc bấy giờ, bắt buộc phải sử dụng tới các phương pháp phẫu thuật độn cằm mới có thể mang tới hiệu quả như mong muốn.

Một số mẹo chữa cằm lẹm tại nhà

Với tình trạng cằm bị lẹm ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể che đi khuyết điểm này bằng một kiểu tóc hoặc trang điểm nhẹ nhàng.

Dưới đây là bật mí của các nhà tạo mẫu tóc và chuyên gia trang điểm giúp ‘biến hóa’ khuôn mặt mất cân xứng trở nên duyên dáng hơn.

Trang điểm sửa cằm bị lẹm

Trang điểm là một trong những mẹo đơn giản rất phù hợp với nữ giới, nhất là với những chị em điệu đà thích chăm chút sắc đẹp.

Khi trang điểm, hãy tạo khối để gương mặt trở nên thon gọn hơn, nhờ vậy cằm sẽ dài hơn so với ban đầu. Chị em có thể thực hiện theo phương pháp sau:

– Trang điểm tập trung nhiều vào hai gò má và các vị trí góc hàm. Sau khi trang điểm, khuôn mặt có phần thon gọn hơn nhiều.

– Nếu có nọng cằm thì nên sử dụng màu nền tối hơn khoảng 2 tone để tạo khối giúp khuôn mặt gọn gàng hơn.

– Tạo hiệu ứng thị giác bằng cách đổ bóng cho vùng cổ. Mẹo này sẽ “đánh lừa thị giác” giúp người nhìn cảm thấy cằm dài như bình thường.

Phương pháp này khá đơn giản, giúp cải thiện được phần nào. Tuy nhiên nó chỉ mang tính tạm thời và đòi hỏi phải có kỹ năng make up chuyên nghiệp mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thay đổi kiểu tóc phù hợp hơn với cằm lẹm

Theo các nhà tạo mẫu tóc, kiểu dáng tóc phù hợp không chỉ làm gương mặt trở nên thanh tú hơn mà còn giúp che đi nhiều khuyết điểm của khuôn mặt, trong đó có hiện tượng lẹm cằm

+ Với nữ giới:

Kiểu tóc cụp phồng ngang vai ôm sát vào khuôn mặt là lựa chọn hoàn hảo nhất. Ngoài ra, kiểu mái tóc để bằng, cắt xéo hoặc để kiểu mái ngố sẽ giúp che bớt một phần trán. Từ đó tạo được sự cân đối, hài hòa cho hai nửa gương mặt, giúp cằm có vẻ dài hơn.

Ngoài ra, phụ nữ nên tránh các kiểu tóc buộc đuôi ngựa hoặc tóc ngắn tomboy. Vì những kiểu tóc này sẽ làm các khuyết điểm của khuôn mặt bị bộc lộ rõ nét hơn, người đối diện dễ nhận ra hơn.

+ Với nam giới: Kiểu tóc mái chéo với tỉ lệ 7:3 hoặc kiểu tóc nấm là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Đây là các kiểu tóc phù hợp nhất được các chuyên gia tạo mẫu tóc đưa ra lời khuyên.

Luyện tập mewing chữa lẹm cằm

Mewing là kỹ thuật tập luyện điều chỉnh vị trí đặt lưỡi trong khoang miệng. Khi đó lưỡi sẽ được thư giãn và tạo cảm giác thoải mái nhất cho vòm miệng.

Tư thế tập luyện này yêu cầu phải để miệng ở tư thế ngậm, môi dưới chạm môi trên, răng hàm trên và răng hàm dưới chạm với nhau, phần lưỡi cần đặt áp sát toàn bộ trên vòm miệng.

Đây là bài tập hỗ trợ tư thế lưỡi và hỗ trợ cơ đầu mặt trở nên rõ nét, củng cố đường nét trên gương mặt. Vì vậy, kiên trì tập luyện động tác này mỗi ngày và duy trì trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện được hiện tượng cằm lẹm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng cằm lẹm của bạn ở mức độ trung bình hoặc nặng thì kỹ thuật này gần như không có hiệu quả.

Với những thông tin được chia sẻ, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cằm lẹm cũng như nắm bắt được các phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Để biết đối với tình trạng của mình nên áp dụng phương pháp nào, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên về răng hàm mặt uy tín.

Amia Beauty Center chúc bạn thành công !

Bạn còn băn khoăn, click ngay để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 1900.8001 Facebook Facebook Zalo Zalo Chỉ đường Chỉ đường Chỉ đường Đặt lịch Chỉ đường Messenger